Thứ Ba, 23 tháng 9, 2008

Muốn đối thoại, phải hiểu đúng ý người đối thoại

Không bàn khởi nguyên sự việc đúng hay sai (và thực tế tôi cũng chẳng thích cái kiểu đòi đất như vậy), nhưng tách một số từ khỏi văn cảnh phát biểu của một người, cố ý hiểu sai tinh thần phát biểu của người ấy rồi tất cả cùng xúm lại lên án người ấy (ở đây là ông Ngô Quang Kiệt, TGM Hà Nội), hơn nữa lại về một chủ đề quá ư nhạy cảm, liệu báo chí truyền thông đã khách quan, trung thực với ngòi bút của mình? (Tất nhiên tôi hiểu, báo chí phải làm theo chỉ đạo). Ngoài ra, tấm hộ chiếu là do một nhà nước cấp, một nhà nước với một dân tộc là khác nhau, một nhà nước thì hữu hạn còn dân tộc thì trường tồn, cho nên cầm tấm hộ chiếu do một nhà nước cấp mà người ta thấy xấu hổ thì không đồng nghĩa với việc người ta xấu hổ về dân tộc mình, phản bội dân tộc mình. Ở đây tôi cũng không bàn chuyện ông Kiệt cảm thấy "nhục nhã" khi cầm tấm hộ chiếu của nhà nước Việt Nam hiện tại là đúng hay sai, tôi chỉ muốn nói phải hiểu đúng ý ngưới phát biểu, tiền đề cho mọi cuộc đối thoại. Quy chụp không phải là cách để thu phục lòng người, mà nhà nước ta hơn lúc nào hết rất cần thu phục lòng người.
Đụng tới những chuyện nhạy cảm như thế này, chỉ mong mọi người giữ được sự khách quan, để cho cảm tính và định kiến chi phối sẽ chẳng có lợi cho ai, cả cho dân tộc này.

Về vấn đề này, có blog của Vũ Hoàng Linh (http://blog.360.yahoo.com/blog-LHs64Q8nc6oA.KIg0brqXw--?cq=1) mà tôi đoán chắc không phải là một người Công giáo, khá hay, thể hiện một thái độ và một phương pháp khách quan, trung thực rất đáng trọng.

Không có nhận xét nào: