Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2009

"Hà lội" hoành tráng

Bài tường thuật này của Ngọc Lan làm tôi nhớ đến một entry trước đây của tôi về chuyện mở rộng Hà Nội. Trong khi đó thì ông Bí thư Hà Nội hai ngày sau khi lụt xảy ra mới đi thị sát bằng xe hơi, lại chê dân "ỷ lại". (Bài cũ post lại)

Quốc hội phê bình chuyện ứng phó chậm với lũ

Thứ Hai, 3/11/2008, 22:11 (GMT+7)

(TBKTSG Online) - Phản ứng của hầu hết các đại biểu Quốc hội hôm 3-11 là chuyện chính quyền thủ đô Hà Nội phản ứng quá chậm trước diễn biến mưa lũ đang diễn ra trên địa bàn Hà Nội những ngày qua.

Nội dung của ngày làm việc hôm 3-11 tại Quốc hội là thảo luận về Luật bồi thường nhà nước và một vài luật khác, nhưng vấn đề được các đại biểu đề cập sôi nổi nhất là chuyện dự báo và ứng phó với ngập lụt đang diễn ra trên địa bàn thủ đô mà chính họ bị tác động mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là một dịp tốt để đại biểu đồng thời có thể thực hiện một phần nào việc giám sát như trách nhiệm mà cử tri đã giao phó.

Đại biểu Lê Đình Xuân (Tây Ninh) kể lại câu chuyện đoàn của ông và nhiều đoàn khác không thể đến đúng giờ họp suốt từ hôm 31-10 đến nay vì nước ngập đường, khách sạn La Thành nơi ông ở cũng ngập luôn. Ông Xuân đã ở trong tâm trạng như mọi người là sáng hôm sau thức dậy và ra đường mà không biết đoạn đường nào có thể đi được, đường nào không, nước ngập đến đâu.

Thật là rơi vào cảnh hỗn loạn, tiến thoái lưỡng nan”, ông Xuân nói và bày tỏ rằng không thể hiểu được giữa thời buổi công nghệ thông tin, với một bộ máy chính quyền giữa thủ đô, với đầy đủ các phương tiện ứng cứu, hỗ trợ nếu đem so sánh với các địa phương khác thì chắc chắn tốt hơn nhiều lần nhưng người dân thì đói thực phẩm, muốn nước rút phải chờ trời dứt mưa.

“Chúng ta có một chính quyền thủ đô đồ sộ, chẳng lẽ chỉ để chờ một câu đại loại: thiên tai thì phải chịu, chờ ít hôm nước sẽ rút đi”, ông Xuân búc xúc.

Ông kiến nghị cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, phân công rõ đâu là đầu mối lo nước sạch cho dân, có cách nào cung cấp thực phẩm giá rẻ đến vùng ngập sâu là thiết thực nhất.

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) thì nhận định rằng, thiệt hại về người ở Hà Nội trong mấy ngày mưa lũ vừa qua là quá lớn, ngang với thiệt hại của một số tỉnh miền núi là không chấp nhận được. Ông Kiên cho rằng nguyên nhân xuất phát từ việc cảnh báo cho người dân quá chậm và trách nhiệm này thuộc về chính quyền địa phương.

Ông nói: “Trước cái chết của một học sinh lớp 7 bị nước cuốn trôi, chúng ta cần đặt câu hỏi xem ứng phó của Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội thế nào, chính quyền địa phương ở đâu. Việc tổ chưc lực lượng thanh niên tình nguyện ở đâu mà không cắm chốt ở những điểm nguy hiểm, cảnh báo cho dân”.

Còn đại biểu Dương Trung Quốc cũng nói thẳng vào vấn đề trách nhiệm: “Do bất ngờ và chủ quan nên các phương án ứng xử của chính quyền Hà Nội đã không đem lại hiệu quả cao. Hà Nội đã mở rộng, vậy thì việc chuẩn bị các phương án ứng phó với thiên tai cần phải được thay đổi”.

Ông Quốc cũng cho rằng, nhà nước đã đầu tư không ít tiền bạc cho các công trình thoát nước nhưng đã có ai đặt câu hỏi vì sao những khu vực xây dựng càng gần đây thì càng úng ngập hơn những khu vực phố cổ, xuống cấp về hạ tầng?

Một đại biểu khác là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đề cập đến vấn đề xa hơn: “Loại trừ tất cả những câu chuyện về dự báo thiên tai, ứng phó kịp thời hay chậm trễ còn thấy rằng hạ tầng thủ đô là một câu chuyện không có hồi kết”.

Bà Hường đặt câu hỏi Hà Nội đã đầu tư rất nhiều vào những công trình hạ tầng nhưng hiệu quả đến đâu? Và cảnh ngập lụt đang diễn ra là một hệ lụy rõ rệt của việc đầu tư thiếu hiệu quả ở các công trình hạ tầng đang phát triển với tốc độ rất nhanh ở thủ đô.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết lại nói rằng ông cảm thấy đau đớn và xấu hổ vì “người lớn đã không đảm bảo được an toàn, tính mạng cho một học sinh cấp II chỉ vì mưa ngập”. Ông cho rằng nhân dân thông qua hệ thống bầu cử trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra những người lãnh đạo thành phố thì họ có quyền đòi hỏi lãnh đạo và các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về toàn bộ những gì diễn ra trong thành phố của mình.

Ông Thuyết yêu cầu lãnh đạo UBND thành phố phải nhận khuyết điểm trước nhân dân, thậm chí phải thi hành kỷ luật những người chịu trách nhiệm chính và công bố kế hoạch cải tạo hệ thống thoát nước để chấm dứt nỗi thống khổ của dân thủ đô những ngày qua. “Vì sự chủ quan, bị động và thiếu nhạy cảm của chính quyền là nguyên nhân khó chấp nhận nhất”, ông nói.

NGỌC LAN

Nghich ly U Minh Ha: Rung dan xac xo, rung “quan” xanh muot

Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...

NLĐO - Nghich ly U Minh Ha: Rung dan xac xo, rung “quan” xanh muot