Cuối cùng thì vào thứ năm tuần trước, 21-6, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chính thức thông báo ngưng đề án thí điểm cổ phần hóa Bệnh viện (Bv) Bình Dân sau khi công luận bày tỏ sự không đồng tình với đề án, cả về mục tiêu, tính khả thi lẫn tác động của việc cổ phần hóa bệnh viện xét về mặt công bằng xã hội.
Tại cuộc họp báo nhằm thông báo quyết định nói trên của lãnh đạo thành phố, trả lời phỏng vấn của báo chí, Phó chủ tịch UBNDTP Nguyễn Thành Tài cũng cho biết sẽ rút kinh nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các nhà chuyên môn, nhà kinh tế về đề án cổ phần hóa một bệnh viện khác sau này.
Việc rút kinh nghiệm này quả thực cần thiết, bởi đến bây giờ nhiều người mới biết UBNDTP đã chỉ đạo chuẩn bị xây dựng đề án thí điểm cổ phần hóa Bv Bình Dân từ ba năm trước, đã kiến nghị Chính phủ cho phép tiến hành thí điểm từ hai năm trước và đã được Chính phủ cho phép xây dựng đề án thí điểm trình Chính phủ xem xét từ tháng 9-2005. Thế nhưng mãi đến tháng 5-tháng 6 năm 2007, khi dư luận, qua báo chí, hay biết và tỏ ra bức xúc về đề án thì một số cuộc hội thảo về chủ đề này mới được tổ chức, và cũng không phải do chính quyền thành phố chủ động. Ngoài ra, cũng qua báo chí người ta mới biết trong đề án cổ phần hóa, Bv Bình Dân đã được định giá quá thấp, chỉ bằng khoảng 1/12 giá trị thực – theo một số chuyên gia. Chính vì vậy, và trong bối cảnh không hề có thông tin chính thức về đề án cổ phần hóa bệnh viện, một số người đã nhảy vào trục lợi, mua bán quyền mua cổ phiếu và đẩy giá lên cao khi bệnh viện chưa hề có quyết định cho phép cổ phần hóa. Ngay cả trong tình hình đó, tình hình mà không thể nói cơ quan chức năng không hay biết, thành phố vẫn không hề có thông báo hay cảnh báo chính thức nào. Để rồi bây giờ, khi thành phố chính thức thông báo ngưng đề án thí điểm cổ phần hóa Bv Bình Dân, cả người mua lẫn người bán “cổ phiếu” ảo đều lâm vào tình cảnh khó khăn.
Y tế là một dịch vụ công động chạm đến đông đảo người dân, nhất là đa số người có thu nhập trung bình và nghèo. Lẽ ra, với một đề án động chạm đến đông đảo người dân như vậy, như ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng chính phủ kiêm Phó trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nói tại hội thảo quốc gia về cổ phần hóa bệnh viên công ngày 17-5, “UBNDTPHCM cần công bố đề án công khai để người dân được đóng góp ý kiến, từ đó lãnh đạo thành phố có thể cân nhắc điều hay lẽ thiệt.” Nếu làm như vậy ngay từ đầu, thành phố đã có thể tiết kiệm được thời gian, công sức dốc vào việc xây dựng đề án. Nếu minh bạch ngay từ đầu, có lẽ đã tránh được việc nhiều người bây giờ rơi vào cảnh dở khóc dở cười khi nắm trong tay những “cổ phiếu” ảo do tom góp tiền chạy mua quyền mua cổ phiếu của cán bộ công nhân viên Bv Bình Dân.
Tại cuộc họp báo nhằm thông báo quyết định nói trên của lãnh đạo thành phố, trả lời phỏng vấn của báo chí, Phó chủ tịch UBNDTP Nguyễn Thành Tài cũng cho biết sẽ rút kinh nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các nhà chuyên môn, nhà kinh tế về đề án cổ phần hóa một bệnh viện khác sau này.
Việc rút kinh nghiệm này quả thực cần thiết, bởi đến bây giờ nhiều người mới biết UBNDTP đã chỉ đạo chuẩn bị xây dựng đề án thí điểm cổ phần hóa Bv Bình Dân từ ba năm trước, đã kiến nghị Chính phủ cho phép tiến hành thí điểm từ hai năm trước và đã được Chính phủ cho phép xây dựng đề án thí điểm trình Chính phủ xem xét từ tháng 9-2005. Thế nhưng mãi đến tháng 5-tháng 6 năm 2007, khi dư luận, qua báo chí, hay biết và tỏ ra bức xúc về đề án thì một số cuộc hội thảo về chủ đề này mới được tổ chức, và cũng không phải do chính quyền thành phố chủ động. Ngoài ra, cũng qua báo chí người ta mới biết trong đề án cổ phần hóa, Bv Bình Dân đã được định giá quá thấp, chỉ bằng khoảng 1/12 giá trị thực – theo một số chuyên gia. Chính vì vậy, và trong bối cảnh không hề có thông tin chính thức về đề án cổ phần hóa bệnh viện, một số người đã nhảy vào trục lợi, mua bán quyền mua cổ phiếu và đẩy giá lên cao khi bệnh viện chưa hề có quyết định cho phép cổ phần hóa. Ngay cả trong tình hình đó, tình hình mà không thể nói cơ quan chức năng không hay biết, thành phố vẫn không hề có thông báo hay cảnh báo chính thức nào. Để rồi bây giờ, khi thành phố chính thức thông báo ngưng đề án thí điểm cổ phần hóa Bv Bình Dân, cả người mua lẫn người bán “cổ phiếu” ảo đều lâm vào tình cảnh khó khăn.
Y tế là một dịch vụ công động chạm đến đông đảo người dân, nhất là đa số người có thu nhập trung bình và nghèo. Lẽ ra, với một đề án động chạm đến đông đảo người dân như vậy, như ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng chính phủ kiêm Phó trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nói tại hội thảo quốc gia về cổ phần hóa bệnh viên công ngày 17-5, “UBNDTPHCM cần công bố đề án công khai để người dân được đóng góp ý kiến, từ đó lãnh đạo thành phố có thể cân nhắc điều hay lẽ thiệt.” Nếu làm như vậy ngay từ đầu, thành phố đã có thể tiết kiệm được thời gian, công sức dốc vào việc xây dựng đề án. Nếu minh bạch ngay từ đầu, có lẽ đã tránh được việc nhiều người bây giờ rơi vào cảnh dở khóc dở cười khi nắm trong tay những “cổ phiếu” ảo do tom góp tiền chạy mua quyền mua cổ phiếu của cán bộ công nhân viên Bv Bình Dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét